Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Báo Tuổi trẻ, “5 đứa trẻ trong căn nhà không có người lớn” và số phận của hơn 2 tỉ đồng từ thiện

Báo Tuổi trẻ chủ nhật, số ra ngày 1/12/2013 có bài phóng sự gây chấn động dư luận vớt tiêu đề “5 đứa trẻ trong căn nhà không có người lớn” của phóng viên Ngọc Hậu. Bài viết với những lời lẽ thương tâm xé lòng với hoàn cảnh éo le của 5 đứa trẻ thơ vô tội, đã lấy bao nước mắt của bạn đọc cả nước. Hàng chục ngàn ý kiến phản hồi của bạn đọc gửi về tòa soạn báo Tuổi trẻ thể hiện sự cảm thông, chia sẻ và trách móc chính quyền, đoàn thể địa phương đã tắc trách, không chăm lo cho những mảnh đời cơ cực. Đáng nói hơn là số tiền trên 02 tỉ đồng và hàng ngàn phần quà của doanh nghiệp, bạn đọc đã tới tấp gửi về Ban Công tác Xã hội báo Tuổi trẻ. Số tiền “từ thiện” này hiện nay báo Tuổi trẻ vẫn đang gửi ngân hàng để lấy lãi, còn quà tặng thì một phần nhỏ được chuyển cho các cháu, còn phần lớn đã được báo Tuổi trẻ “linh hoạt” điều đi nơi khác để “bù” vào một số thiếu sót trong “công tác tổ chức” ở các chuyến từ thiện trước đây. Sự thật đằng sau câu chuyện này là gì?
Lâm Ngọc Hậu cùng “cô giáo Oanh” trong họp mặt lớp Báo chí 4B, Đại học KHXH&NV cuối năm 2013
Trước hết cần đề cập sơ lược vài nét về Phóng viên báo Tuổi trẻ Lâm Ngọc Hậu (bút danh Ngọc Hậu), sinh năm 1977, từng làm phóng viên báo Người Lao Động, vì “lao động” thiếu đất sống nên đầu tháng 4/2008, Hậu đầu quân cho tờ Tuổi trẻ, được phân công về ban Chính trị Xã hội, sau đó nhờ “bút pháp” tốt nên được chuyển qua Ban Công tác xã hội. Với vẻ ngoài “hiền lành”, “vui vẻ”, “dễ gần”, Ngọc Hậu dễ dàng “đánh hơi” và tiếp cận các mảnh đời bất hạnh để viết bài, làm phóng sự lấy nước mắt độc giả, cùng với Phan Văn Đắc kiếm được vô số khoản “từ thiện” khổng lồ về cho báo Tuổi trẻ, được Đức Hải và BBT đánh giá “rất cao” (Hải nham lúc nào cũng đặc biệt đánh giá cao về những phóng viên có bài thu hút được tiền, quà từ thiện của bạn đọc, vì như chúng tôi vạch mặt, chỉ riêng “chi phí tổ chức” trao quà, tiền từ thiện của bạn đọc có những lúc chiếm đến ¾ tổng số tiền do bạn đọc tài trợ cho những “mảnh đời bất hạnh”). Cũng chính vì “tài năng” này, đầu tháng 12/2010, Ngọc Hậu được Đức Hải, Hữu Phong điều về Văn phòng Sông Tiền, mảnh đất được bộ sậu báo Tuổi trẻ đánh giá là “mỏ vàng” để đào sâu cuốc bẫm vào những hoàn cảnh neo đơn, khốn khó của người dân nơi đây.
Lâm Ngọc Hậu (thứ 2 từ trái sang) bên cạnh Nguyễn Hoài Phong (Phong “dzê”) tại Văn phòng Sông Tiền, báo Tuổi trẻ
Nhưng tại Văn phòng Sông Tiền, làm việc dưới sự điều hành của vị Trưởng đại diện Phong “dzê” với chuyên môn duy nhất là gái, Ngọc Hậu thiếu sự hỗ trợ nên “tài năng” không có chỗ “dụng võ”, trước khi xảy ra kỳ án hiếp dâm cộng tác viên của Trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ Phong “dzê”, đầu năm 2013, Ngọc Hậu đã đề xuất Hữu Phong cho chuyển về địa phương khác, Đức Hải sau khi điều nghiên đã chọn Văn phòng Đông Nam Bộ, phụ trách các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai được Hải đánh giá “đây cũng là những mảnh đất màu mỡ để “tài năng” của Ngọc Hậu không bị thui chột”. Trong một diễn biến liên quan mà độc giả chưa biết, trước khi Phong dzê bị nhận quyết định kỷ luật (không kỷ luật không được trước sự “hăm dọa” của nhóm cộng tác viên Văn phòng Sông Tiền), Nguyễn Hoài Phong và Lâm Ngọc Hậu đều đã chính thức đứng trong hàng ngũ của Đảng ngày 9/1/2014 với sự “đồng thuận tuyệt đối” của chi bộ tòa soạn báo Tuổi trẻ.

Quay lại về bài phóng sự “5 đứa trẻ trong căn nhà không có người lớn”, sự thật Ban Công tác bạn đọc nghe phản ánh về hoàn cảnh gia đình của 5 đứa trẻ, nhận thấy đây là cơ hội tốt để “ghi bàn từ thiện”, Đức Hải bàn với Văn Đắc và quyết định cử Lâm Ngọc Hậu, phóng viên có “tài năng” nhất của tòa soạn Tuổi trẻ về khoản “lấy nước mắt độc giả” về địa bàn xã Phú Tân, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai (thực tế Ngọc Hậu đang phụ trách địa bàn tỉnh Tây Ninh) để tìm hiểu và làm phóng sự. Qua tìm hiểu chi tiết, Ngọc Hậu báo về tòa soạn Tuổi trẻ tình hình thực tế là quả thực 5 đứa trẻ có hoàn cảnh xuất phát từ gia đình của chúng chẳng tốt lành gì, Nguyễn Thị Phượng bà mẹ của 5 đứa trẻ trên có tới 3 đời chồng với tất cả 8 người con. Hơn một năm trước, chính quyền, người dân địa phương đều biết ông chồng sau của bà Phượng đã hiếp dâm đứa con gái riêng của vợ khi chưa đầy 15 tuổi, bà Phượng đã nộp đơn tố cáo và ông này bỏ trốn cho đến nay, cơ quan chức năng chưa vào cuộc vì sau đó bà Phượng nộp đơn bãi nại cho ông chồng mất nhân tính và xin hủy bỏ bản tố cáo trước đó khiến bé gái phẫn uất, rủ anh và chị lớn bỏ nhà ra đi. Sau đó bà Phượng đi làm xa, gửi 5 đứa trẻ cho anh chị em bên ngoại chăm sóc. Nhờ sự hỗ trợ của họ hàng, chính quyền đoàn thể và bà con hàng xóm, các cháu vẫn đủ ăn đủ mặc, nhưng chẳng chịu học hành, suốt ngày lêu lổng với game điện tử chứ không thương tâm đến nỗi như nguồn tin phản ánh. Sau khi nhận được báo cáo của Ngọc Hậu, Trưởng Ban CTXH Phan Đắc liền phán “chú bỏ qua các tình tiết bình thường đi, tập trung xoáy xâu vào những yếu tố éo le, có thế mới thu hút được từ thiện của bạn đọc”. Và thế là một kịch bản được dựng lên trong đầu Ngọc Hậu, để thuyết phục bạn đọc hơn nữa, Đức Hải còn cử cả Đức Trọng (phòng truyền hình) về “hỗ trợ” để dàn dựng một clip “thực tế” cuộc sống hàng ngày của các em.

Chỉ bằng vài câu nói với cậu bé Nguyễn Thành Tươi (13 tuổi): “Cháu bảo mấy đứa em nghe lời các chú để quay phim, mấy chú bảo gì thì làm nấy, rồi các cháu sẽ có rất nhiều quà, tiền, thoải mái chơi điện tử!”. Đầu óc mấy đứa trẻ non nớt, chỉ nghe lời hứa hẹn “sẽ có nhiều quà, tiền” từ giọng ngọt như mía lùi của Ngọc Hậu thế là ngoan ngoãn làm dàn “diễn viên” bất đắc dĩ.

Độc giả có thể xem “tác phẩm” của Ngọc Hậu từ đầu đến cuối về hoàn cảnh các em Ngọc Hậu đều nhắc đi nhắc lại những “manh mối” có được từ những người không tên, không tuổi trong vai trò “hàng xóm”, lặp đi lặp lại những manh mối “những người hàng xóm nói…”, “nhiều người hàng xóm cho biết…”, “một người hàng xóm nói…”, “một người ở gần nhà cho biết…”,… mà tay phóng viên này tự nghĩ ra mà không hề đưa các tình tiết đã tìm hiểu được về hoàn cảnh thật sự của gia đình, cuộc sống hàng ngày của các em thông qua chính quyền, cơ quan đoàn thể địa phương. Một “kịch bản hoàn hảo”, nâng mức đau thương xé lòng đến cùng cực được phóng viên báo Tuổi trẻ Ngọc Hậu dựng lên về 5 đứa trẻ phải tự cưu mang nhau bằng cái nghề “bắt bọ cạp”… với vô số tình tiết vô lý mà đa số độc giả với tâm lý người Việt Nam khi đã động lòng trắc ẩn, đã bị báo Tuổi trẻ lừa một cách ngoạn mục.
Bài phóng sự trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 1/12/2013 đem lại "doanh số từ thiện" cho báo Tuổi trẻ hơn 2 tỉ đồng
Một sự thật khác mà ngay cả BBT báo Tuổi trẻ cũng không biết (?!), Cũng như nhiều phóng viên của báo Tuổi trẻ, Lâm Ngọc Hậu còn có bút danh khác là Lê Phong (Dòng đời) để “thâm canh” kiếm thêm nhuận bút cho một số tờ báo khác (như Vũ Toàn Trưởng đại diện báo Tuổi trẻ tại Nghệ An). Sau khi làm xong phóng sự về 5 đứa trẻ cho tờ Tuổi trẻ, Ngọc Hậu còn lặn lội quay trở lại để chụp thêm vài tấm ảnh với bố cục khác. Vẫn cùng một nội dung đó, Ngọc Hậu thêm chút ít gia vị để biến thành bài “Cuộc sống khốn cùng của 5 đứa trẻ săn tìm bọ cạp mưu sinh” để hơn 1 tháng sau đăng trên báo Dân Việt.

Không như nhiều lần thành công khác, bài phóng sự lấy nước mắt độc giả lần này Ngọc Hậu đã dùng quá nhiều “thủ pháp” đến mức chính quyền đoàn thể địa phương phải lên tiếng. Sự thật là đây, liên hệ với bà Lương Thanh Kỳ (chủ tịch Hội chữ thập đỏ huyện Định Quán, điện thoại: 0917634979), bà cho biết: “Toàn bộ thông tin mà báo Tuổi trẻ đưa về trường hợp đáng thương của năm anh em mồ côi cha mẹ, đi bắt bò cạp sống qua ngày là hoàn toàn sai sự thật!”. Bà nói rõ:

- “Sự thật không như báo Tuổi trẻ đã nói, thật ra 5 đứa nó vẫn có cha mẹ đầy đủ chứ không bị mất tích hay bỏ rơi gì cả. Có một thời gian, ba của những đứa trẻ vi phạm pháp luật nên trốn tránh và mẹ chúng đi làm xa nên có gửi chúng cho các anh chị em ruột của mình chăm sóc (cô, dì, chú, bác bên ngoại của 5 đứa trẻ). Hôm các phóng viên đến có lẽ là họ đi đâu đó rồi chứ sự thật không như bài báo đã nói” (bà Lương Thanh Kỳ không biết rằng vì phóng viên báo tuổi trẻ ranh ma cố tình chọn thời điểm không người lớn đi làm mưu sinh để dễ bề tác nghiệp phục vụ cho mưu đồ kiếm tiền từ thiện của bạn đọc).

- Về nhân thân và tình cảnh cha mẹ cũng như cuộc sống vất vả của 5 đứa trẻ, bà nói: “Nói thẳng ra, đây là gia đình ham chơi hơn ham làm nên chuyện kinh tế gặp khó khăn là vấn đề thấy trước mặt. Chị Phượng (mẹ ruột của 5 anh em đề cập trong bài) thường đi làm xa và gửi gắm các con cho nhà ngoại, các cô dì (anh chị của chị Phượng) trông coi giúp. Bọn trẻ đi bắt bò cạp không phải để mua cơm mua gạo chi hết. Chúng bị nghiện game online nên tự đi bắt bò cạp, kiếm tiền chơi game ở trên mạng thôi. Điển hình là có hôm, sau giờ làm việc chính tôi đã đến nhà quan sát tình hình để lấy thông tin bổ sung hồ sơ gia đình nghèo cho các cháu, thì các cháu đi chơi game từ 4h30 chiều đến tận tối vẫn chưa về. Ngoài ra, địa phương cũng có hỗ trợ gạo, thức ăn cho các hộ khó khăn và cũng quan tâm đến các em đầy đủ chứ không phải bỏ mặc như thông tin báo Tuổi trẻ đã nói”.

- Khi được hỏi về sự xác nhận của ông Lê Văn Tư, chủ tịch Hội khuyến học xã Phú Tân trong bài báo. Bà Kỳ cũng chia sẻ: “Anh Tư vừa bị kiểm điểm vì việc này. Bản thân tôi cũng bị cấp trên gọi lên họp khẩn cấp. Thật ra anh Tư cũng chỉ muốn giúp bọn nhỏ thêm cái ăn cái mặc nhưng cái sai của anh là cung cấp thông tin không chính xác dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là rất nhiều người hảo tâm gửi tiền về giúp đỡ, nhưng không hề biết được sự thật là mình đã bị báo Tuổi trẻ lừa”.
Bà Lương Thanh Kỳ (điện thoại: 0917634979): “Toàn bộ thông tin mà báo Tuổi trẻ đưa về trường hợp đáng thương của năm anh em mồ côi cha mẹ, đi bắt bò cạp sống qua ngày là hoàn toàn sai sự thật!”
Trong cuộc sống còn nhiều những mảnh đời bất hạnh, cần được trợ giúp của xã hội, nhưng cách mà báo Tuổi trẻ nhiều lần dựng chuyện, lừa dối bạn đọc một cách vô đạo đức để làm phồng thêm ngân sách “từ thiện” của tờ báo này rồi lấy tiền gửi ngân hàng nhằm kiếm chác riêng là điều không thể chấp nhận. 

Người Trong Cuộc
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Email Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Delicious